Hoại thư Fournier là bệnh nhiễm trùng mô mềm đa vi khuẩn ở đáy chậu, xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục ngoài (EAU guideline on Urological Infections). Hoại thư Fournier (FG) là một dạng cấp tính của bệnh viêm cân mạc hoại tử nhiễm trùng ở vùng đáy chậu, bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn, thường ảnh hưởng đến nam giới, nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ và trẻ em. Quá trình lây nhiễm dẫn đến huyết khối các mạch máu dưới da, dẫn đến hoại tử lớp da bên trên Nguyên nhân • Hậu môn trực tràng o Chấn thương o Áp xe hố ngồi trực tràng, quanh trực tràng hoặc quanh hậu môn, viêm ruột thừa, o Viêm túi thừa, thủng đại tràng o Cắt lỗ rò quanh hậu môn, sinh thiết quanh hậu môn, sinh thiết trực tràng o Cắt trĩ. o Thụt tháo steroid cho viêm trực tràng sau xạ trị o Ung thư trực tràng • Cơ quan sinh dục o Chấn thương o Hẹp niệu đạo có thoát nước tiểu o Đặt ống thông hoặc thiết bị đo niệu đạo o Phẫu thuật cấy ghép dương vật, sinh thiết tuyến tiền liệt, thắt ống dẫn tinh o Chọc hút tràn dịch màng tinh hoàn. o Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính o Viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn o Cấy ghép dương vật nhân tạo, dị vật o Sự xâm lấn của ung thư đến cơ quan sinh dục ngoài o Nhiễm trùng huyết sau phá thai o Áp xe tuyến Bartholin o Cắt tầng sinh môn • Nguồn da liễu o Mụn nhọt ở bìu o Genital toilet (scrotum) o Chấn thương tầng sinh môn; xỏ khuyên ở bộ phận sinh dục o Phẫu thuật tầng sinh môn hoặc vùng chậu / thoát vị bẹn. • Vô căn Nguyên tắc điều trị: Phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử sớm (< 24 giờ), lặp đi lặp lại và đầy đủ. Nếu phẫu thuật trễ hoặc không đầy đủ làm tăng nguy cơ tử vong (tăng gấp 9 lần khi phẫu thuật trễ) Điều trị kháng sinh tĩnh mạch theo kinh nghiệm ngay, bao phủ tất cả vi khuẩn có thể xảy ra và có thể xâm nhập vào mô viêm. Đề xuất bao gồm penicillin phổ rộng hoặc cephalosporin thế hệ thứ ba, gentamicin và metronidazole hoặc clindamycin. Có thể điều chỉnh sau khi có kết quả kháng sinh đồ. Vừa qua khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam N.Q.C (51 tuổi, Kontum) vào viện vì sốt, xuất hiện một khối sưng đau ở bìu (P), kèm tiểu khó tiểu lắt nhắt nhiều lần kèm mệt mỏi chán ăn đã 4 ngày nay, khối phồng ngày càng tăng kích thước đã khám và điều trị tại phòng khám nhưng không cải thiện nên nhập viện. Sau khi nhâp viện cấp cứu với có biểu hiện xanh xao, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc. Mạch 100/phút, huyết áp 140/80 mm Hg. Khám tại chỗ cho thấy da bìu (P) căng lùng nhùng tổ chức dịch dưới da bìu, kèm các mảng xuất huyết dưới da bìu, đau lan lên vùng bẹn (P), ngay sau đó các xét nghiệm, cận lâm sàng được triển khai: BC: 20.70 K/ul (BC đa nhân 84.53%), Hb: 13.6g/dl CRP: 110 mg/l, các thông số sinh hóa (urê máu: 6.8 mmol/l, creatinine huyết thanh: 59.4 µmol/l, Glucose máu: 9.2 mmol/l, HbA1c: 7.9, AST: 38 UI/L, ALT: 34 UI/L, thời gian protrombin và chất điện giải trong huyết thanh trong phạm vi bình thường). ECG và X-quang ngực không phát hiện bất thường. Tiền sử gẫy cổ xương đùi thay khớp háng (P) 2 năm nay, hẹp niệu đạo tái phát nong niệu đạo 2 lần, CT : vùng bìu (P) khối choáng chỗ dịch tỷ trọng cao không đồng nhất, kèm theo hơi KT# 60x75x120mm nằm ngoài bao màng tinh, không thông với phúc mạc, nghĩ có đường rò vào gần gốc niệu đạo màng, thành bàng quang dày đều. Nhanh chóng các bác sỹ đưa ra chẩn đoán Hoại thư Fournier bìu (P)/ Hẹp niệu đạo trước Đái tháo đường type 2, suy vỏ thượng thận, tăng huyết áp.
Thuốc kháng sinh phổ rộng được dùng ngay sau đó, đường máu được điều chỉnh, phẫu thuật cắt lọc mở rộng tháo mủ áp xe được tiến hành ngay sau đó, đồng thời bàng quang được dẫn lưu ra da, biệt lập nước tiểu qua niệu đạo. Lượng dịch mảu được lấy ra 200ml dịch mùi hôi thối, dịch màu socola được cấy làm KSĐ. Sau phẫu thuật tình trạng đau được cải thiện, đường máu tiếp tục được kiểm soát, kháng sinh tiếp tục được duy trì, công tác chăm sóc vết thương hàng ngày đóng vai trò quan trọng với quá trình liền vết thương.
|